THÔNG ĐIỆP TỪ ICANDO

Kính gửi quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên,

Giáo dục - Đào tạo là lĩnh vực đặc biệt.
Sản phẩm của Giáo dục - Đào tạo không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Vượt trên đó là sự định hướng phát triển kinh tế, xã hội từ chính những học viên biết đổi mới, hướng thiện.
Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục tạo nền tảng cho xã hội phát triển Chân - Thiện - Mỹ.
ICANDO là tổ hợp các doanh nghiệp, dự án giáo dục, đào tạo và tư vấn phát triển nguồn nhân lực tiên tiến, chủ động sáng tạo tương lai.
Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng các bạn - thanh niên Việt Nam - để kiến tạo tương lai của chính mình và tương lai Việt Nam.

Hoàng Trọng Nghĩa - Giám đốc ICANDO

Hội thảo "Chung tay giải quyết việc làm cho tân cử nhân"


Tại sao cử nhân ra trường loại giỏi vẫn thất nghiệp? Tại sao nhiều cử nhân không tìm được việc làm sau khi ra trường, lại học cao học để kiếm tấm bằng tốt hơn để có thể đi xin việc? Tại sao doanh nghiệp rất cần người mà lại không thể tuyển được ngay?
Giám đốc TTCNTT&TT
Nhìn nhận thực trạng này, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp là nội dung của Hội thảo chung tay giải quyết việc làm cho tân cử nhân ngày 06/06/2015 tại Trung tâm CNTT&TT, số 1 Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội do Trung tâm CNTT&TT, Công ty Cổ phần Hướng nghiệp và Phát triển Giáo dục ICANDO và Công ty CP Giáo dục và Phát triển Ứng dụng Veda.

Hội thảo có sự tham gia của các đại diện đến từ các trường đại học, CLB sinh viên, trường đại học và trung tâm đào tạo trên địa bàn Hà Nội đã đem đến cho buổi thảo luận nhiều góc nhìn và ý kiến có tính xây dựng để nhận thức đầy đủ cho tình trạng “thừa cử nhân, thiếu nhân lực” như hiện nay.

Sinh viên mới ra trường nghĩ rằng mình đã đủ kiến thức và kỹ năng nên khi được tuyển dụng họ đòi hỏi mức lương cao ngay từ đầu hoặc tâm lý làm thử ở một doanh nghiệp nào đó, tìm hiểu và cố gắng hết mức để lấy kinh nghiệm rồi sau đó nhảy sang công ty mà mình cảm thấy “ổn định” hơn.

Đại diện các doanh nghiệp còn cho biết, với sinh viên loại giỏi, thậm chí họ còn dè chừng trước khi tuyển dụng, không phải các doanh nghiệp không cần nhân tài mà bởi khi phỏng vấn những “nhân tài” này họ lại cho thấy viễn cảnh không mấy xán lạn khi làm việc chung với những “nhân tài” ấy.
 
Giám đốc CT CP Hướng nghiệp và Phát triển Giáo dục ICANDO - Ông Hoàng Trọng Nghĩa
Ông Hoàng Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển Giáo dục ICANDO cho rằng, doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo sinh viên mới ra trường nhưng chỉ khi sinh viên sẵn sàng về nhận thức và hành động. Hơn nữa họ cũng sẵn sàng trả lương cao cho nhân viên đã qua đào tạo của mình để người lao động đảm bảo cuộc sống và thể hiện mong muốn gắn bó với người lao động trong quá trình phát triển của công ty.

Giải pháp cho thực trạng trên
Đại diện nhiều DN cho rằng, cần có sự hợp tác giữa DN và nhà trường để đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Đưa ra giải pháp, ông An giới thiệu mô hình đào tạo kết hợp tuyển dụng, tân cử nhân được cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà không cần đầu tư tài chính. Mô hình này chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là cung cấp kiến thức và kỹ năng mềm. Giai đoạn này sẽ có bước kiểm tra, loại bỏ những tân cử nhân không làm được việc, không mặn mà với công việc. Giai đoạn thứ hai là đưa những dự án đang hình thành ý tưởng cho SV làm đồ án tốt nghiệp (tất nhiên có sự kết hợp của chuyên gia). Trong ngày SV bảo vệ, DN tham dự và thấy đồ án của em nào khả thi thì có thể tuyển dụng làm việc.
Đại diện Trường ĐH Kinh tế Quốc gia và ĐH Kinh Tế Quốc Dân phát biểu
Bên cạnh đó, ông Hoàng Trọng Nghĩa lại đưa ra 2 giải pháp mà ICANDO đang thực hiện. Giải pháp ngắn hạn là tổ chức các khóa thực hành nghề nghiệp cho sinh viên kết hợp thực tập tình hướng tại doanh nghiệp. Giải pháp dài hạn cần sự hợp tác của 4 bên gồm nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp – Doanh nghiệp đào tạo để xây dựng Học kỳ Doanh nghiệp kéo dài 6 tháng, giúp sinh viên học kỹ năng nghề nghiệp và thực hành công việc. 

 Theo mô hình học kỳ doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động sớm có quy hoạch tuyển dụng nhân sự và chuyển cho doanh nghiệp đào tạo. Doanh nghiệp sẽ tổ chức cho các em được thực hành, trang bị những kỹ năng mềm cơ bản. Với mô hình này, sinh viên rất cần được nhà trường bố trí toàn bộ thời gian để toàn tâm đến doanh nghiệp làm việc, thay vì yêu cầu các em làm báo cáo. Kết quả của khóa học này sẽ là doanh nghiệp tuyển dụng nhận các sinh viên làm được việc, còn sinh viên tham gia học kỳ doanh nghiệp phải trả phí bằng tháng lương đầu tiên mà doanh nghiệp tiếp nhận trả.
   
Phạm Văn Lưu - Chủ nhiệm CLB HRC -NEU
Đại diện nhiều trường đại học đồng tình với mô hình học kỳ doanh nghiệp, nhưng để tổ chức học kỳ này cần nghiên cứu kỹ, bởi chương trình đào tạo các ngành học đã được Bộ GD&ĐT quy định, nhiều trường đang muốn rút ngắn thời gian đào tạo từ 4 năm xuống còn 3,5 năm để sinh viên tốt nghiệp sớm. Mô hình này nên được thiết kế vào năm cuối cùng, trước mắt, nếu có thể bố trí thời gian 3 - 4 tháng để sự kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đạt hiệu quả.