THÔNG ĐIỆP TỪ ICANDO

Kính gửi quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên,

Giáo dục - Đào tạo là lĩnh vực đặc biệt.
Sản phẩm của Giáo dục - Đào tạo không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Vượt trên đó là sự định hướng phát triển kinh tế, xã hội từ chính những học viên biết đổi mới, hướng thiện.
Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục tạo nền tảng cho xã hội phát triển Chân - Thiện - Mỹ.
ICANDO là tổ hợp các doanh nghiệp, dự án giáo dục, đào tạo và tư vấn phát triển nguồn nhân lực tiên tiến, chủ động sáng tạo tương lai.
Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng các bạn - thanh niên Việt Nam - để kiến tạo tương lai của chính mình và tương lai Việt Nam.

Hoàng Trọng Nghĩa - Giám đốc ICANDO

Hoạt động ngoại khóa tham quan Panasonic Risupia của CLB Phóng viên nhỏ kiến tạo

Vào chiều hôm qua  ngày 3/1/2016, Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ kiến tạo có chuyến đi tham quan hoạt động học tập, vui chơi tại Trung tâm Panasonic Risupia ,Toà nhà Sunrise, D11, phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Buổi học ngoại khóa thực sự hữu ích cho các em Phóng viên nhỏ kiến tạo có những trải nghiệm và khám phá những kiến thức mới để ghi lại những điều học được và thực ấn tượng với các em.
Trong chương trình, các em được tham gia trò chơi "Đường lên đỉnh Risupia" để trả lời các câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều em đã tỏ ra được những hiểu biết của bản thân ở những lĩnh vực thế mạnh của bản thân. 
Với phương châm "Học mà chơi, chơi mà học", Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ là nơi gợi mở ra cho các em những kiến thức để từ đó phát hiện ra những năng khiếu, khả năng nổi trội để từ đó nuôi dưỡng các em phát triển bản thân.
Trong buổi ngoại khóa hôm qua, Risupia được thiết kế nhằm mang lại những kiến thức Toán, Lý cho trẻ em thông qua các bước, từ việc đặt câu hỏi tại sao, tự tìm hiểu, rồi sau đó là khám phá, được truyền thụ một cách sống động qua năm giác quan. Mục tiêu cuối cùng là khuyến khích niềm đam mê khám phá vẻ đẹp và sự kỳ thú của khoa học và toán học. Tại Panasonic Risupia Việt Nam, trẻ em có thể chơi với rất nhiều chủ đề như Vật lý, Toán học, Nước và trong những khu vực như Rạp hát kỳ diệu và Bàn học tập.
Thông qua hoạt động ngoại khóa này, các em đã tích lũy được những kiến thức cho riêng mình  và có những trải nghiệm thực tế để bổ sung vào quá trình phát triển toàn diện của các em.

Doanh nghiệp đỏ mắt tìm nhân sự phù hợp

Trong khi thị trường việc làm thì đang báo động tình trạng thất nghiệp của cử nhân, thì các doanh nghiệp cũng đỏ mắt, kêu la vì không tuyển được nhân sự.
Tuyển dụng nhân sự là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp start- up, vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp không phải là nằm "ế", không có một bóng ứng viên nào đến  ứng tuyển mà là không thể tìm ra người thích ứng cho công việc.
ASK là tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá tìm nhân sự. Xếp theo thứ tự ưu tiên cho yêu cầu công việc : thái độ, kỹ năng và chuyên môn.  Vậy mà tưởng chừng không cần kiến thức chuyên môn quá cao thì việc tuyển được người dễ, nhưng các tân cử nhân thất nghiệp lại không thể đáp ứng được điều đó. Vấn đề là gì?
1. Ảo tưởng sức mạnh
Trong thời sinh viên, các bạn ứng viên dường như bị tiêm nhiễm cho một tư tưởng vĩ đại về bản thân mình. Họ cứ nghĩ bản thân quá giỏi khi vào được một trường đại học mà nhiều người đang mơ ước. Đây là điều dễ hiểu cho nguyên nhân vì sao tỷ lệ sinh viên thất nghiệp lại chủ yếu vào những người vùng thôn quê, có hoàn cảnh khó khăn. 
Một phần do họ mang tâm lý của một kẻ mạnh vì cả một vùng quê mới có vài người được lên đại học. Một phần khác vì họ không có điều kiện tài chính, mối quan hệ cho công việc trong khi năng lực của họ không có gì vượt trội.
2. Qúa nhút nhát/ Tâm lý phụ thuộc
Tính cách là một điều khó thay đổi, nhưng nếu không biết rèn luyện, vượt qua chính mình thì mãi mãi sẽ sống trong vỏ bọc "nhút nhát". Kỹ năng là một điều quan trọng trong công việc, nếu không có những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc thì việc sớm bị loại bỏ ra khỏi thị trường lao động là điều dễ hiểu. Ngay từ thời còn đang ngồi trong ghế nhà trường, sinh viên phải biết tự giác tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp và vạch ra con đường để đến với đích.
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ các thiếu gia, tiểu thư vẫn còn mang tâm lý phụ thuộc, bị động từ xưa đến nay. Cứ nghĩ rằng chỉ cần vào được một trường đại học thì công việc sau khi ra trường sẽ thuận buồm xuôi gió, được chuẩn bị công việc sẵn, nhưng đến khi nhận ra thì vỡ lẽ thất vọng.
Hãy đứng dậy và tự làm chủ bản thân mình. Đừng mang tâm lý của một kẻ phụ thuộc. Cuộc sống không biết sẽ xảy ra chuyện gì, nên hãy sẵn sàng tâm lý đổ chống chọi với mọi trường hợp có thể xảy ra.
3. Không biết bản thân mình muốn gì
Khi nhà tuyển dụng hỏi ứng viên muốn làm gì và mục đích tương lai sẽ như thế nào thì hầu hết đều không trả lời được. Do các bạn không định hướng được nghề nghiệp, hướng đi của bản thân mình trong cuộc sống.
Không một doanh nghiệp nào lại dám tuyển người thốt ra lời nói :Muốn thử sức. Họ bỏ tiền ra thuê bạn không phải để thử, để đào tạo mà để làm việc.
Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn thái độ, tâm lý sẵn sàng lao đầu vào học việc dù không lương. Nếu không thể tự tìm cho bản thân mình một nghề nghiệp phù hợp, thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý giúp bạn tìm đúng hướng đi nhanh nhất cho bản thân mình.
~HT~

Chương trình "Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn"

Vào chiều hôm qua, thứ 5 ngày 23/10 tại giảng đường nhà H trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN) diễn ra chương trình Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn do Công ty Cổ phần Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO và nhà trường phối hợp tổ chức.
Chương trình với sự góp mặt của ông Hoàng Trọng Nghĩa - giám đốc điều hành ICANDO, thạc sỹ Nguyễn Quang Liệu - Trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN), các thầy trong ban công tác chính trị sinh viên và sự góp mặt của hơn trăm sinh viên trong trường. Cả khán phòng chật kín người tham dự trong không khí sôi nổi của sự kiện nghề nghiệp hữu ích này.

Buổi chia sẻ diễn ra với 3 nội dung. Mở đầu chương trình, ông Hoàng Trọng Nghĩa - giám đốc điều hành ICANDO đã chia sẻ một số kỹ năng cần thiết cho sinh viên làm hành trang bước vào thị trường lao động. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu và xác lập những chặng đường cho bản thân mỗi sinh viên để có được thành công và hạnh phúc.
Cũng trong chương trình,Thạc sỹ Nguyễn Quang Liệu ( Trường phòng Công tác chính trị sinh viên) lên phát biểu và có những lời khuyên thiết thực cho sinh viên trước ngưỡng cửa việc làm. Thầy đưa ra những lời khuyên hữu ích trong suốt quá trình học tập của sinh viên, đặc biệt là những lời tâm huyết cho sinh viên sắp ra trường để chuẩn bị đầy đủ kỹ năng cần thiết cho công việc, cuộc sống

Kết thúc chương trình là phần trao học bổng cho các bạn sinh viên xuất sắc trả lời được các câu hỏi chương trình đưa ra và xứng đáng nhận được những chương trình học nhân sự, marketing hữu ích do trung tâm đang đào tạo.
Từ những sự kiện thiết thực này, ICANDO và trường ĐHKHXHNV hứa hẹn sẽ có nhiều buổi chia sẻ hữu ích hơn nữa nhằm giúp đỡ các em vững vàng trong hành trang nghề nghiệp
~HT~

Khai giảng chương trình Học Kỳ Doanh Nghiệp lần 2

Vào lúc 8:00 am, ngày 18/10/2015 tại P904 số 9 Lê Văn Thiêm - Thanh Xuân - HN,  ICANDO tổ chức  khai giảng chương trình Học Kỳ Doanh Nghiệp lần 2. Lớp học gồm các chương trình học về quản trị nhân sự, internet marketing và quản trị hành chính.
Mở đầu chương trình cả lớp học giới thiệu bản thân và làm quen với các chuyên đề trong khóa học. Các bạn nhiệt tình và hăng hái chia sẻ những cảm xúc trong buổi đầu tiên tham gia chương trình. Đây thực sự là môi trường học tập lý tưởng và mới mẻ cho cho các bạn sinh viên, những người mới chuyển ngành nghề. Môi trường học tập vừa học vừa làm tạo môi trường cho các bạn thể hiện bản thân như chính trong công việc

Cũng trong buổi ra mắt chương trình học, học viên được giới thiệu về phương pháp hướng nghiệp ICANDO và áp dụng chương trình hướng nghiệp trong suốt quá trình giảng dạy. Tất cả các học viên tham gia chương trình đều được định hướng nghề nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu bản thân và hướng dẫn chọn chuyên đề học tập phù hợp.
Ai cũng có những thắc mắc nghề nghiệp cho riêng mình. Các bạn hào hứng chia sẻ những cảm xúc, hỏi đáp với mong muốn tìm cho mình một hướng đi. Đến với phương pháp hướng nghiệp ICANDO, các bạn hiểu mình là ai, hiểu vì sao cần định hướng nghề nghiệp và sự khác biệt ICANDO để các bạn quyết định chọn khóa học tại đây

Kết thúc chương trình, ICANDO đã chia sẻ về các mô hình tại hệ thống ICANDO và các dự án các bạn sẽ được học thật, làm thật tại đây. Cùng với đó, học viên được giới thiệu về các doanh nghiệp đang liên kết trong hệ thống mà các bạn sẽ được thực tập sau khi đi phỏng vấn  kết thúc khóa học .
Học viên được chia sẻ những kinh nghiệm làm việc của những cựu học viên và được truyền động lực để các bạn vững tâm trong suốt quá trình học tập tại ICANDO
~HT~

Chương trình Hướng nghiệp "HEART 2 HEAD"

Đây là chương trình đặc biệt dành riêng cho những ai muốn khám phá, nhìn lại bản thân mình trong cuộc sống, những người mất định hướng nghề nghiệp và đang muốn đi tìm một con đường sự nghiệp đi đến thành công
Đặc biệt chương trình giúp bạn khám phá ra năng lực, tính cách để đi đến những quyết định lựa chọn nghề nghiệp, bứt phá bản thân mình



Chương trình hướng nghiệp giúp bạn trả lời được các câu hỏi:
- Điều gì đang làm bạn hạnh phúc?
- Công việc, cuộc sống của bạn ra sao?
- Bạn cần học gì, làm gì để thành công trong sự nghiệp

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
• Hiểu những gì sâu hơn trong chính bạn từ trái tim, cảm xúc và sự hiểu biết sâu sắc
• Tìm ra những gì đang ngăn cản, giam hãm bạn trong công việc và cuộc sống
• Nhận ra những hành động cũ kỹ làm ảnh hưởng cuộc sống bản thân, để đi đến những quyết định thay đổi đúng đắn
• Cho phép bạn có những trải nghiệm mới, niềm tin mới, những hành vi mới và một hiện thực mới phù hợp với ý nguyện của bạn
• Hướng dẫn xây dựng con đường sự nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp bản thân để phát triển và hạnh phúc

THỜI GIAN CHƯƠNG TRÌNH
Thứ 7(31/10/2015) lúc 8:00am – 22:00pm
Tại P904, Khách sạn Thể thao, Số 9 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN

PHÍ THAM DỰ
Gói 1: 900,000đ
( Bao gồm 2 bữa ăn trưa – tối)

Gói 2: 1,200,000đ
( Bao gồm 1 gói tư vấn hướng nghiệp ( 2 buổi) trị giá 600,000đ và 2 bữa ăn trưa – tối)

Ưu đãi : tặng thêm 1 vé tham dự FREE chương trình cho 10 người đăng ký tham dự đầu tiên ( đăng ký 1 được 2)

Để đăng ký tham dự chương trình, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn like và share sự kiện này để chia sẻ thông tin hữu ích cho nhiều người cần giúp đỡ trong công việc

Bước 2: Đăng ký tham dự chương trình hướng nghiệp theo form bên dưới
https://docs.google.com/a/icando.vn/forms/d/1AufdUIMj7rp2PJO5V4QkiHem7tu23WVElRpadHF2BC0/viewform

------------------
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ:
Educational Secretary – Công ty CP Hướng nghiệp và PT giáo dục ICANDO
Hoàng Trang <ESC>
P: 0981213077
E: hoangtrang@icando.vn
F: https://www.facebook.com/tun.babie.39

Đào tạo CNTT: Sáng kiến khởi nghiệp cho sinh viên

Trong khuôn khổ dự án YTIC, Trung tâm CNTT-TT Vietnet (Vietnet - ICT) phối hợp cùng Microsoft và Công ty CP Hướng nghiệp và PTGD ICANDO vừa tổ chức thành công chương trình Hour of Code tại Hà Nội. Đây là sự kiện toàn cầu đã tiếp cận hàng chục triệu học sinh, sinh viên tại hơn 180 quốc gia trên thế giới. Sự kiện đã thu hút hàng trăm sinh viên Hà Nội với mong muốn sau giờ học có thể tạo ra cho mình sản phẩm công nghệ bằng những dòng mã cơ bản.

(eFinance Online) - Trong khuôn khổ dự án YTIC, Trung tâm CNTT-TT Vietnet (Vietnet - ICT) phối hợp cùng Microsoft và Công ty ICANDO vừa tổ chức thành công chương trình Hour of Code tại Hà Nội. Đây là sự kiện toàn cầu đã tiếp cận hàng chục triệu học sinh, sinh viên tại hơn 180 quốc gia trên thế giới. Sự kiện đã thu hút hàng trăm sinh viên Hà Nội với mong muốn sau giờ học có thể tạo ra cho mình sản phẩm công nghệ bằng những dòng mã cơ bản.


Hour of Code (Giờ mã) là một giờ giới thiệu về khoa học máy tính, được thiết kế giúp mọi người hiểu hơn về mã lập trình mà bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu những điều cơ bản. Già mã được tổ chức bởi Code.org, một tổ chức phi lợi nhuận và một liên minh các đối tác làm việc với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới gồm Microsoft, Apple, Amazon... và các bạn sinh viên tình nguyện.
Chương trình Hour of Code tại Hà Nội nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội CNTT dành cho người không chuyên là một trong những hoạt động trong dự án "Tăng cường năng lực cho thanh niên thông qua các khóa đào tạo CNTT và phát triển các sáng kiến khởi nghiệp" (YTIC). Dự án do Microsoft hợp tác với Bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm CNTT và Truyền thông Vietnet (Vietnet - ICT) và Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp thực hiện.
YTIC nhằm mục đích tăng cường kỹ năng CNTT và khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn, tí điểm cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận. YTIC đã triển khai thành công nhiều hoạt động khác nhau cho không chỉ sinh viên mà thanh niên tại Hà Nội nói hcung.
Tiêu biểu có thể kể đến các khoa đào tạo tin học văn phòng, kỹ năng tìm kiếm việc làm trên Internet, cuộc thi khởi nghiệp cùng Microsoft, chương trình Thắp sáng ước mơ doanh nhân, chương trình Xu hướng công nghệ và những giải pháp của Microsoft...
YTIC được thành lập từ tháng 7/2012 và giai đoạn 1 kéo dài tới tháng 3/2014. Từ tháng 3/2014, YTIC đã tiếp tục giai đoạn 2 với mục tiêu mở rộng về địa bàn và tăng về số lượng sinh viên, thanh niên hưởng lợi. Không chỉ tổ chức các khóa học và sự kiện tại Hà Nội, YTIC pha 2 hướng tới các tỉnh vùng sâu vùng xa trên cả nước.
Phát biểu tại Ngày hội CNTT cho người không diễn ra tại Hà Nọi ngày 9/1 vừa qua, bà Nguyễn Thu Huệ - Giám đốc Vietnet - ICT cho biết, dự án YTIC pha 1 và pha 2 tới thời điểm hiện tại đã đạt được những con số ấn tượng. Chương trình đã đào tạo thành coog kỹ năng cho gần 3000 thanh thiếu niên, đặc biệt có nhiều sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn và thanh niên khuyết tật. 86 khóa đào tạo lớn nhỏ tại Hà Nội và 8 tỉnh thành khác trên cả nước cũng đã được triển khai.
Trong cuộc thi "Khởi nghiệp cùng Microsoft", nhiều ứng dụng CNTT đã được xây dựng để xử lý các bài toán hiện đại. Trong đó, BiboBook là ứng dụng giáo dục tương tác cho trẻ em đạt giải nhất cuộc thi đã tiếp tục phát triển thành Apps và đưa lên Windows Store. Bên canh đó, chương trình cũng tổ chức thành công các khóa thực tập cho 40 sinh viên tài năng của Viện CNTT-TT (Đại học Bách khoa Hà Nội).
Các cuộc giao lưu sinh viên để cập nhật xu hướng CNTT mới nhất trên thế giới cũng được tổ chức, giúp các em có cơ hội giao lưu với hiệp hội nhân sự để được học các kỹ năng cần thiết để làm hồ sơ tuyển dụng, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao và cơ hội được mời phỏng vấn cho những vị trí phù hợp tại công ty, tập đoàn lớn.
Thành công của dự án không chỉ ở kỹ năng được truyền tải cho thanh thiếu niên và sinh viên, mà còn thể hiện qua tính chất kết nối của dự án. Tham gia khóa đạo tạo của dự án, các bạn học viên ngoài cơ hội được nâng cao kỹ năng CNTt và gia tăng khả năng tìm được công việc phù hợp năng lực bản thân còn nhận được những cơ hội để thay đổi cuộc sống.
(Thanh Huyền)

ICANDO cùng VIETNET ICT tham gia Dự án YTIC hỗ trợ thanh niên do Microsoft Việt Nam tài trợ

(Công lý) - Microsoft đã và đang có nhiều các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu niên trên toàn cầu và tại Việt Nam để có những kiến thức cơ bản tham gia vào thị trường lao động.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Lao động Quốc tế, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở độ tuổi 25 ở Việt Nam đang cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung(Theo báo cáo được công bố ngày 21/1/2014 của Tổ chức Lao động Quốc tế).
Khoảng cách giữa kỹ năng của người lao động và yêu cầu của thị trường đang ngày một gia tăng. Để giải quyết vấn đề này, Microsoft đã và đang có nhiều các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu niên trên toàn cầu và tại Việt Nam.  
Những sáng kiến này nhằm mục đích kêu gọi mọi người trang bị kiến thức về khoa học máy tính và cách lập trình cơ bản để tăng lợi thế khi tham gia vào thị trường lao động, giúp giảm bớt gánh nặng về tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ hiện nay tại Việt Nam.
Một trong những dự án có nhiều thành tựu và được đánh giá cao tại Việt Nam là dự án mang tên “Trung tâm Đào tạo CNTT và Sáng kiến khởi nghiệp cho thanh niên” (Youth Training and Innovation Center) viết tắt là YTIC. Hợp tác với Bộ Khoa học Công nghệ, dự án này của Microsoft được triển khai bởi Trung tâm CNTT, Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Viện CNTT, Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
YTIC nhằm mục đích tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin và khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam, ưu tiên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thí điểm cho sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội và các trường lân cận. YTIC đã triển khai thành công nhiều hoạt động khác nhau cho không chỉ sinh viên mà cả các thanh niên tại Hà Nội. Tiêu biểu có thể kể đến là các khóa đào tạo Tin học văn phòng, Kỹ năng tìm kiếm việc làm trên internet, cuộc thi Khởi nghiệp cùng Microsoft, chương trình Thắp sáng ước mơ doanh nhân, chương trình Xu hướng công nghệ và những giải pháp của Microsoft...
Microsoft mo du an Ytic, du an trang bi kien thuc cho thanh nien, YTIC giup thanh nien khoi nghiep
YTIC được thành lập từ 7/2012 đến nay và dự án đã đạt một số kết quả ấn tượng sau:
Đào tạo thành công kỹ năng cho hơn 1,000 thanh thiếu niên, ưu tiên các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, và thanh niên khuyết tật
Triển khai được 43 khóa đào tạo lớn nhỏ khác nhau
Trong cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Microsoft”, rất nhiều các ứng dụng CNTT đã được xây dựng để xử lý các bài toán hiện đại. Và BiboBook, ứng dụng giáo dục tương tác cho trẻ em đạt giải nhất của cuộc thi, đã tiếp tục phát triển thành apps và đưa lên Windows Store.
Tổ chức thành công các khóa thực tập cho 40 sinh viên tài năng của Viện CNTT-TT, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tổ chức ngày hội Giao lưu sinh viên để cập nhật những xu hướng về công nghệ thông tin mới nhất trênthế giới, giúp các em có cơ hội giao lưu với Hiệp hội Nhân sự (HRA) để được học những kỹ năng cần thiết về Cách làm hồ sơ tuyển dụng, chuẩn bị cho phỏng vấn đạt hiệu quả cao, cũng như có cơ hội được mời phỏng vấn cho những vị trí phù hợp tại các các công ty lớn và tập đoàn nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước.
Microsoft mo du an Ytic, du an trang bi kien thuc cho thanh nien, YTIC giup thanh nien khoi nghiep
Thành công không chỉ ở kỹ năng được truyền tải cho thanh thiếu niên và sinh viên, mà còn được thể hiện qua tính chất kết nối của dự án. Tham gia khóa đào tạo của dự án các bạn học viên ngoài cơ hội được nâng cao kỹ năng CNTT và gia tăng khả năng tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, họ còn nhận được những cơ hội mới để thay đổi cuộc sống.
Dù bị tai nạn và trở nên khuyết tật năm 2007 khi 19 tuổi, Vương Thị Bích Việt vẫn quyết tâm tham gia vào khóa đào tạo Kỹ năng tìm kiếm việc làm trên internet của YTIC, do Trung tâm CNTT-TT Vietnet triển khai cùng công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO. Sau khi tham gia vào khóa đào tạo, với những kỹ năng lĩnh hội được từ YTIC, Việt đã được tuyển dụng làm việc và hiện đang đảm nhận phần truyền thông cho công ty công ty ICANDO. Một ví dụ khác là bạn Trần Trang. Sau khi tham gia khóa đào tạo dành cho người khuyết tật, Trang cũng đã được giới thiệu để tiếp tục chương trình học cách sản xuất mỹ phẩm. Hiện tại ngoài việc phát triển việc kinh doanh trong ngành hàng này, đồng thời Trang cũng đã được Quỹ Thriive và Operation Smile hỗ trợ để phẫu thuật khuyết tật ở mặt.

Báo điện tử Công Lý 
Báo điện tử Dân Trí
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/microsoft-ho-tro-dao-tao-cntt-cho-thanh-nien-viet-nam-1398650758.htm
http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/microsoft-mo-du-an-ytic-ho-tro-thanh-nien-47581.html

Chung tay giải quyết việc làm cho tân cử nhân


 

TCTN - Trước thực trạng nhiều SV tốt nghiệp không tìm được việc, với mong muốn đưa ra các giải pháp giúp các tân cử nhân đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng; Trung tâm đào tạo CNTT và truyền thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo “Chung tay giải quyết vấn đề việc làm cho tân cử nhân”.

Mở đầu hội thảo, ông Nguyễn Hữu Tuyên –  đại diện Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền thông Hà Nội đã nêu ra con số thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: hiện nay cả nước có 174.000 cử nhân thất nghiệp (chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp) . Như vậy cứ 100 người thất nghiệp thì có gần 17 người có trình độ đại học. Tại hội thảo, các đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, tuyển dụng, nhà nghiên cứu đã nêu ra nguyên nhân của thực trạng trên và đề xuất nhiều giải pháp có tính gợi mở.


Các đại biểu chia sẻ giải pháp tại Hội thảo 

Chưa định hướng được công việc sẽ làm

Lê Thị Quế - sinh viên ngành Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: em vào trường bằng nguyện vọng 2, trước khi vào học và đến tận bây giờ em cũng chưa biết rõ về ngành mình học và định hướng công việc sẽ làm sau khi ra trường. Còn bạn Nguyễn Thị Kim Anh – sinh viên năm 2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì tâm sự một thực trạng rất phổ biến trong sinh viên là nhiều bạn chỉ lên lớp như cưỡi ngựa xem hoa, chỉ đến sát kỳ thi mới vắt chân lên cổ để ôn bài thi hết môn. Như thế những gì tích lũy được sẽ không nhiều với cách học kiểu đối phó đó.

Bạn Hoàng Anh Minh – sinh viên Đại học Ngoại thương thì lại đặt vấn đề: tại sao khi sinh viên đi thực tập doanh nghiệp không giao việc để sinh viên làm quen, học hỏi kinh nghiệm thực tế. Nhiều anh chị khóa trước kể rằng khi đi thực tập chỉ làm những công việc lặt vặt, ít liên quan đến chuyên môn như rót nước, pha trà, sắp xếp tài liệu… như thế qua mỗi kỳ thực tập ai cũng sẽ hoàn thành báo cáo thực tập và được doanh nghiệp xác nhận nhưng kiến thức thực tế thì chẳng thu được bao nhiêu.

Ba ý kiến đại diện cho nhiều sinh viên có mặt đã nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu tham dự hội thảo. Có lẽ đó là tình trạng chung của nhiều sinh viên hiện nay. Nhiều người chỉ thi vào đại học theo phong trào mà chưa có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu. Trong quá trình học chưa chủ động tích lũy kiến thức; từ đó dẫn đến tình trạng không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường lao động cần dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm những công việc không đúng với ngành nghề được đào tạo.

Nhiều giải pháp gợi mở

Phát biểu tại hội thảo, GS. Giuseppe Tidona – Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Italia tại Việt Nam gợi ý : để nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu doanh nghiệp, xã hội, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sinh viên cần được tham gia các khóa đào tạo, trao đổi để sinh viên được giáo lưu, cọ sát với những nền giáo dục tiên tiến. Hiện nay các trường đại học, cao đẳng tại Italia có rất nhiều chương trình học bổng, trao đổi, chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối để nhiều sinh viên Việt Nam được tham gia các chương trình đó.

Bên cạnh đó PGS.TS. Đặng Tùng Hoa – Trưởng Bộ môn Phát triển kỹ năng (ĐH Thủy Lợi) cho biết để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các đơn vị tuyển dụng, sinh viên không chỉ nắm bắt được những kiến thức chuyên ngành mà còn phải được trang bị những kỹ năng cần thiết. Đôi khi vấn đề có được việc làm hay không lại phụ thuộc vào những kỹ năng mà ứng viên đó được trang bị. Một ví dụ đơn giản là khi đi xin việc ứng viên phải biết kỹ năng viết CV, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục…Bà Hoa còn cho biết hiện nay ở trường Thủy Lợi đang xây dựng modul Nâng cao kỹ năng giao tiếp thuyết trình nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường nhằm nâng cao khả năng có việc làm cho tân cử nhân.

Cần một mối quan hệ sâu rộng hơn giữa nhà trường và đơn vị tuyển dụng, ông Mai Quốc Bảo – giảng viên khoa Quản trị nhân lực (ĐH Kinh tế quốc dân) thì mong muốn mối giữa nhà trường và doanh nghiệp cần khăng khít hơn nữa; trong quá trình đào tạo, các trường nên mời những lãnh đạo doanh nghiệp, những chuyên gia trong lĩnh vực đến trao đổi với sinh viên để sinh viên biết được nhu cầu của doanh nghiệp, những yêu cầu cần có của doanh nghiệp để sinh viên trau dồi để đáp ứng những nhu cầu đó.

Tham gia chia sẻ tại hội thảo, ông Mai Thanh Tuấn – Học viện công nghệ Veda đưa ra giải pháp: trả học phí bằng tháng lương đầu tiên. Tham gia các khóa học, học viên không phải trả học phí trong suốt quá trình học. Thay vào đó, khi đi làm đơn vị sử dụng lao động sẽ trả học phí cho đơn vị đào tạo bằng tháng lương đầu tiên của người lao động. Ông Tuấn nhấn mạnh: chúng tôi chấp nhận những rủi ro vì khi đào tạo chưa thu được học phí từ người học, đào tạo xong lại phải lo công việc cho người học và chờ đến khi đơn vị sử dụng lao động trả tháng lương đầu tiên thì đơn vị đào tạo mới thu được tiền. Như vậy người học được tạo điều kiện tối đa, vừa được cơ hội học tập lại vừa được tìm việc sau khi hoàn thành khóa học.

Ông Lê Văn Đồng đại diện Công ty DCV nêu vấn đề ngày nay việc gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng đang là một vấn đề mà nhiều trường đại học còn lúng túng. Các cử nhân phải được đào tạo đúng những gì mà doanh nghiệp đang cần, như vậy các trường đại học phải gắn kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Có như vậy thì những cử nhân khi ra trường mới có được những kiến thức lẫn kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp mới có được nguồn nhân lực theo đúng những gì mà họ cần. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng của DVC rất lớn nhưng chưa đến 30% số ứng viên đáp ứng được nhu cầu của đơn vị, trong số đó đa số phải đào tạo lại mới đáp ứng được nhu cầu công việc.

Giải pháp mà ông Hoàng Trọng Nghĩa – Giám đốc tổ chức giáo dục Icando đề xuất đã được các đại biểu chú ý hơn cả. Từ việc việc nhìn nhận thực tế thất nghiệp của tân cử nhân: “một phần vấn đề là do sinh viên không xác định học xong ra làm gì. Nên nhiều kiến thức ở nhà trường được học nhưng các em chỉ coi như để trả bài, thi lấy bằng. Các em không xác định được mức độ quan trọng của từng nội dung học với nghề nghiệp tương lai của mình. Do đó, sự cố gắng của các thầy cô giáo, của các nhà quản lý giáo dục là không đủ. Cần sự chủ động cảu các em hoặc nhà trường cần khuyến khích các em chủ động tiếp cận với thực tế doanh nghiệp”.

Từ thực tế trên, ông Nghĩa đã nêu ra mô hình Học kỳ doanh nghiệp. Với mô hình này doanh nghiệp và nhà trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Học kỳ doanh nghiệp sẽ ké dài 6 tháng vào học kỳ cuối của sinh viên đến doanh nghiệp học kỹ năng nghề nghiệp và thực hành công việc. Khi đi thực tập, sinh viên gần như trở thành nhân viên của công ty, đến khi ra trường sinh viên có thể thích ứng ngay được với môi trường làm việc.Ông Nghĩa cũng cho biết thêm nhiều sinh viên tham gia chương trình này và đã có việc sau khi tốt nghiệp nhưng hiện nay chưa có nhiều trường thực hiện được do vướng mắc về cơ chế, chính sách, nội dung, chương trình học… Tuy nhiên có một số đại biểu tổ ra băn khoăn về Học kỳ doanh nghiệp vì liên quan đến cơ chế, chính sách, khung chương trình học của sinh viên… do đó cần có lộ trình để các trường vận dụng phù hợp.

Qua việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí rằng việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của tân cử nhân do nhiều nguyên nhân từ việc định hướng nghề nghiệp, quá trình học tập kiến thức, kỹ năng cho tới việc tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Những năm gần đây, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội đã được đặt ra nhằm tăng cường việc người được đào tạo sẽ có việc làm phù hợp với yêu cầu của công việc và nhu cầu của thị trường lao động. Đề xuất những giải pháp nêu trên, các đại biểu mong muốn bản thân các bạn học sinh, sinh viên cần được định hướng ngay từ đầu, các đơn vị đào tạo và tuyển dụng cần tăng cường chia sẻ, nắm bắt nhu cầu của nhau để hận chế tối đa tình trạng thất nghiệp của tân cử nhân.
Tô An

​Học kỳ doanh nghiệp Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

KTĐT - Học kỳ DN kéo dài 6 tháng được đề xuất tại hội thảo “Chung tay giải quyết việc làm cho tân sinh viên (SV)” diễn ra sáng 6/6 tại Hà Nội được xem là câu trả lời cho câu hỏi hóc búa: Tại sao nhiều SV tốt nghiệp loại giỏi, nhưng không được DN tuyển dụng?
Sinh viên phỏng vấn tìm việc tại ''Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2015''.  Ảnh: Sơn Trà
Sinh viên phỏng vấn tìm việc tại ''Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2015''. Ảnh: Sơn Trà
Thừa cử nhân, thiếu nhân lực
Hiện nay, hơn 174.000 cử nhân không tìm được việc làm, 37% cử nhân được tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực tế cho thấy, cử nhân đúng chuyên môn không tìm được việc thì đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế, trong khi đó DN đỏ mắt không tìm được người giỏi nghề. Và có những SV ra trường được DN tuyển dụng ngay với mức lương rất cao, bởi trong quá trình học, SV đã chủ động định hướng và có mục tiêu nghề nghiệp, bên cạnh đó nhiều bạn có bằng thạc sĩ vẫn không tìm được việc làm. 
Ông Vũ Lộc An – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở TT&TT Hà Nội - đơn vị tổ chức hội thảo, đưa ra một số vấn đề tân cử nhân đang gặp phải. Đó là các em chỉ có kiến thức cơ bản trong đào tạo, mà DN cần kiến thức nghề nghiệp. Khi học trong nhà trường, SV không được chú trọng trang bị kinh nghiệm làm việc, đã thế nhiều SV còn gian dối trong thực tập bằng cách đi mua hoặc mượn báo cáo của SV khóa trước xào xáo thành của mình và xin chữ ký của DN. Nhiều trường ĐH, CĐ chú trọng rèn luyện kỹ năng, nhưng chưa sâu rộng. Vì thiếu kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn nên nhiều em có bằng cấp cao nhưng khi đi phỏng vấn lại chẳng biết nói gì để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tân cử nhân cũng gặp vấn đề về tài chính để bổ sung kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Ngay cả chuyện các em rất hay “nhảy việc” để xem công ty nào có lương cao, chế độ làm việc tốt cũng khiến DN không muốn tuyển dụng vì sợ bị lộ bí quyết kinh doanh, mất công đào tạo.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Trọng Nghĩa - Giám đốc Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICADO còn đưa ra mâu thuẫn lớn giữa tân cử nhân và DN cần được giải quyết. Thực tế, DN luôn sẵn sàng đào tạo người làm mới, song tân cử nhân không nghĩ vậy, thậm chí nhiều SV tốt nghiệp loại giỏi nghĩ rằng kiến thức trong nhà trường là đủ. Các em không nghĩ đến việc công nghệ luôn thay đổi, sản phẩm luôn đổi mới nên cần phải được trang bị bổ sung kiến thức chuyên môn.
Cần một học kỳ doanh nghiệp
Đại diện nhiều DN cho rằng, cần có sự hợp tác giữa DN và nhà trường để đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Đưa ra giải pháp, ông An giới thiệu mô hình đào tạo kết hợp tuyển dụng, tân cử nhân được cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà không cần đầu tư tài chính. Mô hình này chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là cung cấp kiến thức và kỹ năng mềm. Giai đoạn này sẽ có bước kiểm tra, loại bỏ những tân cử nhân không làm được việc, không mặn mà với công việc. Giai đoạn thứ hai là đưa những dự án đang hình thành ý tưởng cho SV làm đồ án tốt nghiệp (tất nhiên có sự kết hợp của chuyên gia). Trong ngày SV bảo vệ, DN tham dự và thấy đồ án của em nào khả thi thì có thể tuyển dụng làm việc.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Trọng Nghĩa lại đưa ra 2 giải pháp mà ICADO đang thực hiện. Giải pháp ngắn hạn là tổ chức các khóa thực hành nghề nghiệp trong SV và đưa SV đến DN thực tập tình huống. Giải pháp dài hạn cần sự hợp tác của 4 bên gồm nhà trường – SV – DN lao động – DN đào tạo để xây dựng Học kỳ DN kéo dài 6 tháng, giúp SV học kỹ năng nghề nghiệp và thực hành công việc. 
Theo mô hình học kỳ DN, yêu cầu DN sử dụng lao động sớm có quy hoạch tuyển dụng nhân sự và chuyển cho DN đào tạo. DN sẽ tổ chức cho các em được thực hành, trang bị những kỹ năng mềm cơ bản. Với mô hình này, SV rất cần được nhà trường bố trí toàn bộ thời gian để toàn tâm đến DN làm việc, thay vì yêu cầu các em làm báo cáo. Kết quả của khóa học này sẽ là DN tuyển dụng nhận các SV làm được việc, còn SV tham gia học kỳ DN phải trả phí bằng tháng lương đầu tiên mà DN tiếp nhận trả.
Đại diện nhiều trường ĐH tỏ ra đồng tình với mô hình học kỳ DN, nhưng để tổ chức học kỳ này cần nghiên cứu kỹ, bởi chương trình đào tạo các ngành học đã được Bộ GD&ĐT quy định, nhiều trường đang muốn rút ngắn thời gian đào tạo từ 4 năm xuống còn 3,5 năm để SV tốt nghiệp sớm. Mô hình này nên được thiết kế vào năm cuối cùng, trước mắt, nếu có thể bố trí thời gian 3 - 4 tháng để sự kết hợp đào tạo giữa nhà trường và DN đạt hiệu quả.
http://www.trangthihanoi.com.vn/tin-tuc/1339442/%E2%80%8Bhoc-ky-doanh-nghiep-tao.html

Giải bài toán mẫu thuẫn doanh nghiệp - sinh viên

KTĐT - Việc gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp (DN) đang là vấn đề mà nhiều trường đại học đang lung túng. Tại hội thảo Chung tay giải quyết việc làm tân sinh viên diễn ra hôm 6/6, mô hình Học kỳ doanh nghiệp đã được đề xuất…
Sinh viên không xác định học xong ra làm gì
Thật sự có phải nền kinh tế đang trì trệ, suy thoái dẫn đến tình trạng trên 174 ngàn cử nhân thất nghiệp? Thực tế cho thấy những người có bằng cử nhân đi làm việc tại các DN chưa phải là nhiều. Những người giỏi được các DN săn đón lại càng khan hiếm. Trong khi những người chưa có tay nghề lại không sẵn sàng để bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết trong khi nhu cầu tuyển dụng của các DN lại rất nhiều.

Đưa ra mâu thuẫn lớn nhất giữa sinh viên và DN, ông Hoàng Trọng Nghĩa - Giám đốc Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO cho rằng, một phần vấn đề là học sinh, sinh viên không xác định học xong ra làm gì. Vì thế nhiều kiến thức được học trong nhà trường các em chỉ coi như để trả bài, thi lấy bằng. Các em không xác định được mức độ quan trọng của từng nội dung học đối với nghề nghiệp tương lai của mình. Đó là chưa kể, nhiều em có thái độ gian dối trong thực tập, thường ra ngoài copy báo cáo thực tập để làm thành sản phẩm của mình.
Mâu thuẫn thứ hai đó là nhiều sinh viên cho rằng, DN không sẵn sàng đào tạo, nhưng thực tế DN rất muốn. Hơn nữa, nhiều em tốt nghiệp loại giỏi cho rằng kiến thức trong nhà trường đã đủ, không cần phải học thêm.
Trong khi đó DN lại cứ thích tuyển những người đã biết công việc rồi. Ông Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: Vậy, những người chưa có kinh nghiệm, chưa biết làm việc thì đi đâu? Tại sao DN không có chính sách nuôi “gà” từ khi các em còn học năm cuối THPT hay năm thứ 3, 4 đại học? Hay DN tạo điều kiện cho các em đi thực tập?
Phản biện lại ý kiến từ phía DN, Nguyễn Thị Kim Anh - sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, chương trình đào tạo trong nhà trường rất sát với thực tế. Vấn đề đặt ra là tại sao các bạn không học được kiến thức thực tế trong nhà trường? “Em thấy các bạn trường em học khá nhàn, ôn thi theo đề cương là làm được bài. Nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc với chúng em. Trong khi đó, các anh chị khóa trên đi thực tập chỉ được DN giao làm mấy công việc lặt vặt như pha trà, rót nước”- Kim Anh bộc bạch.
Rất cần mô hình đào tạo song trùng
Như vậy, nguyên nhân của mâu thuẫn mất cân bằng trên thị trường giáo dục đang nằm trong quá trình phân công và tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông (TTĐTCNTT&TT) đã làm việc với các DN để đề xuất mô hình DTS - Đào tạo song trùng - được áp dụng khá phổ biến và thành công ở châu Âu.
Với mô hình này, DN và nhà trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Tại Việt Nam cũng đã có DN triển khai mô hình này. Chẳng hạn Học viện Công nghệ Veda chuyên đào tạo lập trình viên cung cấp cho nhiều DN trong và ngoài nước đã ứng dụng mô hình: Veda đào tạo - sinh viên trả phí bằng tháng lương đầu tiên mà DN tiếp nhận chi trả.
Công ty CP Hướng nghiệp và Phát triển giáo dục ICANDO cũng được TTĐTCNTT&TT triển khai mô hình này trong hai năm với các nhóm nghề internet marketing, nhân sự, hành chính. Đã có hàng trăm lượt sinh viên tham gia mô hình này.
Tại hội thảo này, đại diện các công ty ICANDO cho rằng Học kỳ doanh nghiệp kéo dài 6 tháng toàn thời gian cũng là chương trình nên được tổ chức cho sinh viên đi học kỹ năng nghề nghiệp và thực hành công việc, tạo ra giá trị, bù học phí là nhu cầu bức thiết. Đây cũng là giải pháp thực tiễn nhất cho mâu thuẫn hiện nay trên thị trường lao động.
Thủy Trúc
http://www.ktdt.vn/xa-hoi/giao-duc/2015/06/8102ca46/giai-bai-toan-mau-thuan-doanh-nghiep-sinh-vien/